Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị rụng tóc vành khăn

Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị rụng tóc vành khăn

Hiện tượng rụng tóc vành khăn không còn xa lạ với những trẻ dưới 6 tháng tuổi. Đó là khi tóc của bé bị rụng nhiều ở phần sau gáy tạo thành hình vành mũ xung quanh. Lúc này bố mẹ cần quan sát và lưu ý bởi đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang có sự thay đổi hay những thiếu hụt nhất định về chất dinh dưỡng. Nhận biết được nguyên nhân của tình trạng rụng tóc vành khăn và tìm ra cách điều trị hiệu quả là điều mà bố mẹ cần phải làm.

Trẻ con từ 3 – 6 tháng tuổi thường bị rụng tóc vành khăn

Rụng tóc vành khăn có đáng lo ngại?

Bệnh rụng tóc vành khăn khá phổ biến ở trẻ em từ 3 – 6 tháng tuổi. Theo thống kê của Viện dinh dinh Quốc gia, trong 10 trẻ đến khám về rụng tóc thì có 3 – 4 trẻ bị tóc rụng vành khăn. Khi phát hiện ra con có hiện tượng rụng tóc nhiều ở phần sau gáy, các mẹ không nên quá hoang mang mà chủ động tìm hiểu những kiến thức cần thiết để biết được nguyên nhân và cách điều trị cho con.

Rụng tóc ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại?

Tóc rụng theo hình vành khăn không đáng lo ngại nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể là do tư thế ngủ của bé, cọ xát nhiều với gối hoặc là biểu hiện của bệnh còi xương thiếu vitamin D. Bởi vitamin D góp phần quan trọng cho sự phát triển lông tóc, móng. Khi trẻ bị thiếu vitamin D, chân tóc sẽ bị yếu và dễ rụng tạo thành vành gọi là rụng tóc vành khăn.

Biểu hiện của rụng tóc vành khăn

Các bậc cha mẹ cần theo sát quá trình phát triển của con để nắm bắt được những thay đổi bất thường và kịp thời đưa ra cách khắc phục. Đối với bệnh rụng tóc vành khăn, nên cho bé đi khám nếu phát hiện ra những biểu hiện sau:

  • Tóc của bé bị rụng từng mảng phía sau, mất cả chân tóc để lộ ra những mảng da đầu.
  • Bé phát triển chậm như chậm lẫy, chậm bò, chậm ngồi, chậm mọc răng.
  • Ngoài ra, trẻ có những biểu hiện như khó ngủ, quấy khóc vào ban đêm, ra mồ hôi trộm, lười vận động.
  • Bé chán ăn, lười ăn.
  • Quá trình phát triển cơ thể bị chậm lại, không có được sự tăng cân hoặc rất ít.

Rụng tóc vành khăn thường xuất hiện trở trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi. Bởi vậy trong quãng thời gian này, các mẹ dành nhiều thời gian bên con để theo sát quá trình phát triển của trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ

Để đưa ra được lộ trình hiệu quả thì phải tìm ra được nguyên nhân dẫn đến rụng tóc ở bé là gì? Với bệnh rụng tóc vành khăn thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Do thiếu dinh dưỡng

Đây là nguyên nhân chủ yếu mà phần lớn các bé gặp phải. Khi cơ thể bé thiếu vitamin D – thành phần quan trọng trong quá trình phát triển tóc sẽ làm cho tóc mọc chậm và rụng khi bị cọ xát nhiều. Ngoài ra, thiếu sắt, kẽm, vitamin C và canxi cùng có thể khiến tóc rụng ở trẻ. Không riêng gì trẻ con mà người lớn khi bị thiếu các chất dinh dưỡng cũng bị rụng tóc. Bởi vậy, đảm bảo thành phần dinh dưỡng cho trẻ là điều quan trọng nhất. Đây là giai đoạn bé đang hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể nên cần cung cấp đầy đủ các chất cần thiết. Cha mẹ nên nghiên cứu để đưa ra thực đơn phù hợp giúp em phát triển đều cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Do tư thế nằm của trẻ

Trẻ con từ 3 – 4 tháng tuổi khả năng vận động còn hạn chế, bé chưa biết ngồi, lẫy nên thường xuyên nằm. Khi nằm ngủ hoặc nằm chơi với cùng một tư tế, đầu tựa vào gối thì bé dễ bị rụng tóc ở khu vực cọ xát nhiều. Từ 6 tháng đến 1 tuổi, đa số các bé sẽ dần dần biết lật, trườn, bò…vì vậy giai đoạn này sẽ thấy bớt rụng tóc. Các mẹ cần chú ý đến tư thế nằm của trẻ và có những thay đổi để hạn chế việc làm tổn hại đến tóc.

Tư thế nằm của trẻ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc

Cách khắc phục tình trạng rụng tóc vành khăn

Sau khi tìm ra được nguyên nhân dẫn đến rụng tóc ở trẻ, cha mẹ sẽ đưa ra cách điều trị hợp lý giúp tóc mau chóng mọc trở lại.

Bổ sung vitamin D cho bé

Khi trẻ có hiện tượng rụng tóc nhiều, các mẹ nên cho con đến bác sỹ để tìm ra nguyên nhân nhanh nhất và có cách khắc phục hiệu quả. Với những bé được chuẩn đoán là còi xương, thiếu vitamin D thì phải được bổ sung ngay bằng một trong hai cách sau:

  • Cho trẻ uống Aquadetrim (VITAMIN D3)

Vitamin D3 có chức năng chính là chống còi xương, góp phần điều khiển chuyển hoá canxi và photphat cần thiết cho sự tạo khoáng và phát triển của bộ xương. Vitamin D3 là dạng tự nhiên của vitamin D.

Đối với những trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, cho uống 5 giọt/ngày. Nên cho trẻ uống vào buổi sáng (tránh uống tối do D3 gây khó ngủ). Hiện tượng rụng tóc vành khăn ở bé sẽ giảm đi rõ rệt sau 2 tuần sử dụng. Khu vực rụng tóc có dấu hiệu mọc trở lại, tóc khoẻ hơn và ít bị rụng. Sau 4 tuần uống giảm xuống 4 giọt/ngày. Sau 6 tuần cho bé uống 2-3 giọt/ngày, cho uống tới khi trẻ được 18 tháng.

Bổ sung vitamin D giảm tình trạng rụng tóc vành khăn

Lưu ý: Không pha chung vitamin D3 dạng nước với sữa, vì ở dạng này vitamin D3 có vị cay cay sẽ khiến trẻ khó uống khi pha chung vào sữa.

Các mẹ có thể sử dụng vitamin D liều cao 200.000UI dành cho trẻ từ 6 đến 18 tháng, cứ 6 tháng cho trẻ uống 1 liều. Lưu ý, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi cho trẻ uống.

  • Cách khắc phục lâu dài

+ Cho trẻ phơi nắng vào buổi sáng sớm từ 10-30 phút/ ngày vào lúc 6-8 giờ sáng là tốt nhất, nên tắm 2-3 tiếng/tuần để bé hấp thụ được lượng vitamin D tự nhiên tốt cho việc khắc phục tình trạng rụng tóc vành khăn.

+ Để bé bú đủ 1200 – 1400ml sữa mẹ, nếu thiếu sữa các mẹ cho bé bú dặm thêm sữa ngoài.

+ Bé cần ngủ đủ giấc 10 – 11 tiếng ban đêm.

Cho bé nằm ngủ đúng tư thế

Thường xuyên thay đổi tư thế khi để bé nằm, nên kích thích để bé xoay người. Tránh tình trạng để bé cọ xát nhiều với gối sẽ làm tổn hại đến phần tóc. Không nên để bé nằm một tư thế 2 tiếng.

Gội đầu đúng cách

Đây cũng là một lưu ý quan trọng mà các mẹ không nên bỏ qua. Để hạn chế được tình trạng rụng tóc, mẹ cần đảm bảo loại dầu gội cho con là chỉ định dành riêng cho trẻ sơ sinh. Dầu gội có độ tẩy rửa rất nhẹ, không gây kích ứng cho da đầu và tóc. Lưu ý, khi gội phải sử dụng nước ấm và gội thật nhẹ nhàng. Ngoài ra, các mẹ có thể dùng một ít tinh dầu tự nhiên để massage tóc, kích thích tóc phát triển.

Gội đầu đúng cách cho trẻ

Cho bé ăn đủ chất

Chất dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng cơ thể nói chung và tóc nói riêng. Đối với trẻ đang bú mẹ, cho bé bú đủ lượng sữa quy định trong ngày. Người mẹ cần ăn uống đầy đủ chất để đảm bảo chất lượng dòng sữa nuôi con. Đối với bé ăn dặm, khẩu phần ăn cần ưu tiên thực phẩm giàu sắt, kẽm và canxi.

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ

Trong thời gian cải thiện khẩu phần ăn, mẹ quan sát xem tình trạng rụng tóc của trẻ có thay đổi gì không? Nếu bé vẫn bị rụng và không có chiều hướng giảm, cần đưa con đến gặp bác sĩ để tiến hành các xét nghiệm. Để bác sĩ tìm ra được nguyên nhân chính xác và có cách điều trị dứt điểm.

Bệnh rụng tóc vành khăn ở trẻ không nguy hiểm nếu bạn biết cách khắc phục kịp thời. Điều mà các bà mẹ đang nuôi còn cần lưu ý là: thường xuyên quan sát để nhận biết được những thay đổi bất thường ở con. Chúc mẹ và bé luôn khoẻ mạnh!